• Trang nhất
  • •GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN
    • » GIỚI THIỆU CHUNG
    • » CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • » DỊCH VỤ Y TẾ
    • » HỘI ĐOÀN THỂ
    • » LỊCH TRỰC BỆNH VIỆN
    • » KHẨU HIỆU BỆNH VIỆN
  • •GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
    • » BỆNH TRUYỀN NHIỄM
    • » BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM
    • » DINH DƯỠNG VÀ TIẾT CHẾ
  • •THƯ VIỆN ẢNH
  • •HỎI ĐÁP
  • •LIÊN HỆ
  • •ĐĂNG KÍ KHÁM BỆNH
 
20:09 EDT Thứ bảy, 25/03/2023

Trang nhất » GIÁO DỤC SỨC KHOẺ » BỆNH TRUYỀN NHIỄM


Dịch bệnh Ebola – vài thông tin khẩn trương cần biết

Thứ tư - 20/08/2014 02:31
Theo thông tin mới nhất từ TCYTTG, tính từ tháng 2/2014 tới nay đã có tổng cộng gần 2.000 ca mắc, trong đó hơn 1.000 người chết vì dịch bệnh Ebola được ghi nhận. Đây được xem là trận dịch Ebola lớn nhất lịch sử, bùng phát ở Guinea và lan sang Nigeria, Liberia rồi Sierra Leone, sau đó tiếp tục đe dọa nhiều nước khác. Cả bốn nước Tây Phi nói trên đều đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh Ebola.
Dịch bệnh Ebola do vi rút Ebola gây ra. Bệnh này đã từng được biết với tên gọi là bệnh Sốt xuất huyết Ebola (Ebola haemorrhagic fever). Đây là một bệnh dịch nguy hiểm, dễ gây tử vong. Tỷ lệ tử vong do bệnh Ebola (Ebola virus disease, viết tắt là EVD) có thể lên đến 90%.

Dịch bệnh EVD được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới. Vi rút Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công Gô vào năm 1976. Tại Công Gô, vi rút được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là vi rút Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của vi rút này.

1. Con đường lây nhiễm sang người           

Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím mắc bệnh hoặc chết.

Sau khi lây sang người, vi rút Ebola lại lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quần áo, ra trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

2. Những người có nguy cơ cao nhiễm vi rút này

Trong một vụ dịch Ebola, các đối tượng sau có nguy cơ cao nhiễm vi rút: 

·    Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh;

·    Người tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola;

·    Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm vi rút Ebola trong rừng;

·    Cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh.

3. Một số dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh

Người mắc bệnh do vi rút Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng.

Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban; sau đó có biểu hiện suy thận, suy gan (phù, vàng da).

Một số trường hợp bị chảy máu nội tạng và xuất huyết ở da, niêm mạc. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày.

Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

4. Những ai cần đi khám

Bạn nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do vi rút Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola và khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và được chăm sóc y tế nhằm giảm nguy cơ tử vong. Cần kiểm soát sự lây truyền của bệnh và tiến hành ngay các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn.

5. Cách điều trị bệnh do vi rút Ebola

Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola cần được điều trị tích cực, được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp.

Để kiểm soát sự lây truyền của vi rút, người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly với các bệnh nhân khác trong cơ sở y tế và được nhân viên y tế điều trị với việc tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.

6. Cách phòng

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do vi rút Ebola.

Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện đang là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do vi rút Ebola.

Các biện pháp phòng lây nhiễm bao gồm:

·    Phải hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.

·    Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành

·    Nếu bạn nghi ngờ một ai đó nhiễm vi rút Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

·    Nếu bạn có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc vi rút Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy dụng cụ sau khi sử dụng.

·    Khi đi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng  hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết hoặc sờ vào các vật dụng  của người bệnh.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.  Thịt và tiết canh của động vật phải được nấu chin kỹ trước khi ăn.

7. Tổ chức Y tế thế giới đang làm gì để bảo vệ sức khỏe người dân trong thời gian xảy ra dịch bệnh?

Để chuẩn bị ứng phó và phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola, Tổ chức Y tế thế giới đang triển khai các hoạt động, gồm:

·    Giám sát dịch bệnh và chia sẻ thông tin giữa các khu vực để phòng tránh sự lây truyền của dịch bệnh;

·    Hỗ trợ kỹ thuật để điều tra và khống chế các mối đe dọa của dịch bệnh tới sức khỏe- như hỗ trợ thực địa để phát hiện người nhiễm và theo dõi các mô hình dịch bệnh;

·    Khuyến cáo các biện pháp phòng và điều trị bệnh;

·    Cung cấp chuyên gia và phân phối các trang thiêt bị y tế (như phương tiện phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế), khi được yêu cầu;

·    Truyền thông nâng cao nhận thức về đặc tính của bệnh, các biện pháp phòng chống lây nhiễm, và

·    Khởi động mạng lưới các chuyên gia quốc tế và khu vực để cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật khi được yêu cầu, và giúp giảm các tác động tới sức khỏe, cũng như hạn chế các trở ngại tới du lịch và giao thương quốc tế.

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, Tổ chức Y tế thế giới thường xuyên theo dõi và đánh giá tình hình sức khỏe cộng đồng.

Theo TCYTTG, thật ra nguy cơ lây nhiễm cho người đi du lịch rất thấp, do bệnh lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể hay các chất bài tiết của người nhiễm bệnh.

Đối với người du lịch, Tổ chức Y tế thế giới có những khuyến cáo như sau:

·    Tránh mọi tiếp xúc với những người nghi đang mắc bệnh;

·    Cán bộ y tế đi làm việc tại các vùng bị ảnh hưởng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về phòng chống nhiễm khuẩn;

·    Nếu bạn đã từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem bản thân mình có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh hay không. Nên đến ngay cơ sở y tế nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh đầu tiên;

·    Nhân viên chăm sóc y tế cho người du lịch trở về từ các vùng bị ảnh hưởng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự cần cân nhắc khả năng có thể bị mắc bệnh do vi rút Ebola.

Tác giả bài viết: (Trung tâm TT-GDSK tổng hợp từ tư liệu trong và ngoài nước ngày 15/8/2014)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thông tin, tính từ, tổng cộng, lịch sử, sau đó, tiếp tục, đe dọa, tuyên bố, tình trạng, khẩn cấp
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

  • Công văn tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV (03/02/2020)
  • Công văn tăng cường công tác giám sát và phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) (03/02/2020)
  • Phòng và kiểm soát lây nhiễm viêm phổi cấp do nCoV (03/02/2020)
  • Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong điều trị cho người nhiễm COVID-19 (08/06/2020)
  • ông văn số 362/BYT-KCB về việc thực hiện Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/01/2020 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ (29/01/2020)
  • GIÁM SÁT VIÊM PHỔI NẶNG DO VIRUT (13/11/2019)
  • Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông MERS CoV (05/07/2015)
  • BỆNH SÁN LÁ GAN (17/10/2019)
  • NGỘ ĐỘC MA TÚY THẾ HỆ MỚI (24/10/2019)
  • Tăng cường phòng chống và điều trị bệnh tiêu chảy cấp tại các cơ sở khám, chữa bệnh (26/08/2014)

Những tin cũ hơn

  • Truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. (10/08/2014)
 

ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN



Quên mật khẩu?

THÔNG TIN NỘI BỘ

 THÔNG BÁO
 VĂN BẢN 
 DANH MỤC THUỐC
 DANH MỤC KỸ THUẬT
 CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

 HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
 THÔNG TIN THUỐC - ĐIỀU TRỊ
 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

Bài TTGDSK mới nhất

VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG
SUY HÔ HẤP SƠ SINH
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú”
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
Ứng dụng phác đồ lai RA - RACT trong điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter - Pylori dương tính
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Whitmore
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số:34/2017/TT-BYT ngay 18 thang 8 nam 2017 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sau sinh
Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS
Hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt xuất huyết Dengue
Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh viêm gan B
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong điều trị cho người nhiễm COVID-19
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
VAI TRÒ BỔ SUNG CANXI TRONG THAI KỲ

Sơ đồ đi đến BVĐKTP QN

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43

•Máy chủ tìm kiếm : 1

•Khách viếng thăm : 42


Hôm nayHôm nay : 13085

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 376142

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12912816

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ QUY NHƠN - BÌNH ĐỊNH 
Địa chỉ: 114 Trần Hưng Đạo - Quy Nhơn - Bình Định. ĐT: 0256. 3892973, Fax: 0256. 3891697; Email: quynhonhos
pital@gmail.com.
Copyright:  Bệnh viện đa khoa thành phố Quy Nhơn