1. Mô tả bản chất của sáng kiến
1.1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Khó khăn, vướng mắc trong thực tế:
Trào ngược dạ dày thực quản chỉ sự trào ngược của các chất chứa trong dạ dày vào thực quản qua lỗ tâm vị. Trào ngược trở thành bệnh lí gây nên những triệu chứng khó chịu và nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề như loét thực quản gây xuất huyết tiêu hóa, chít hẹp thực quản, thực quản Barrett, ung thư thực quản. Nếu được chẩn đoán sớm điều trị hợp lí và kịp thời sẽ cải thiện cuộc sống và giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm. Tại TTYT Tp. Quy Nhơn trong những năm gần đây qua nội soi đã ghi nhận nhiều trường hợp viêm loét thực quản, ung thư thực quản được khai thác trước đó có tiền sử có tiền sử trào ngược dạ dày, thực quản. Tuy nhiên kinh nghiệm của các bác sĩ nội soi tiêu hóa, bác sĩ lâm sàng về chẩn đoán, điều trị, tư vấn về bệnh lí cũng còn một số hạn chế.
Do vậy những vấn đề đặt ra cần giải quyết:
- Bác sĩ khám lâm sàng căn cứ vào đâu để cho chỉ định thực quản- dạ dày, tá tràng kịp thời để đánh giá tổn thương thực quản – dạ dày, tá tràng.
- Trường hợp bệnh nhân không hợp tác nôi soi hoặc chống chỉ định nội soi thì căn cứ vào đâu để đánh giá tổn thương thực quản để có hướng điều trị thích hợp.
- Bác sĩ nội soi tiêu hóa cần phân loại tổn thương thực quản theo mức độ nặng để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả tránh biến chứng.
1.2. Nội dung sáng kiến:
1.2.1 Đối tượng nguyên cứu:
Tất cả những bệnh nhân đến khám tại phòng khám nội tiêu hóa được khai thác bệnh sử có hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, được phỏng vấn bằng bảng điểm GERD-Q. Nếu tổng điểm GERD-Q ≥ 6 thì cho chỉ định nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng. Nếu nội soi có tổn thương thực quản theo phân loại Los-Angeles thì chúng tôi sẽ thu thập số liệu theo phiếu nghiên cứu.
1.2.2 Chúng tôi nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi ở bệnh nhân trào ngược dạ dày, thực quản.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ tổn thương thực quản theo phân loại Los – Angeles với tuổi giới, thời gian mắc bệnh, yếu tố nguy cơ, BMI, bảng điểm GERD- Q, nhiễm Helicobacter. Pylori.
1.2.3 Thời gian nguyên cứu:
Từ tháng 01/2021 đến tháng 11/2021
1.2.4. Đặc điểm của đối tượng nguyên cứu:
Đặc điểm chung:
- Tuổi trung bình : 46,1 ± 12,3. Lứa tuổi gặp nhiều nhất 40-59
- Bệnh gặp ở nam 51,7%, ở nữ 48,3%.
Đặc điểm lâm sàng:
- Thời gian mắc bệnh dưới 1 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 65,5%
- Các yếu tố nguy cơ: hút thuốc (28,5%), uống rượu bia (44,0%), thừa cân và béo phì (28,4%).
- Các triệu chứng lâm sàng hay gặp: đau thượng vị 86,2%; ợ chua 54,3%; nóng rát sau xương ức 45,7%; buồn nôn, nôn 38,8%.
- Điểm GERD-Q trung bình: 8,2 ±1,9. Điểm GERD-Q từ 8-10 chiếm tỉ lệ cao nhất
Hình ảnh nội soi:
- Tổn thương thực quản theo phân độ LA: độ A 47,4%, độ B 29,3%, độ C 19,8%, độ D 3,5%.
- Tổn thương viêm dạ dày kèm theo chiếm tỉ lệ cao nhất 60,3%.
- Tỉ lệ nhiễm H.Pylori 32,8%.
1.2.5. Mối liên quan
- Không thấy sự liên quan giữa mức độ của tổn thương thực quản với giới tính.
- Có sự liên quan giữa mức độ của tổn thương thực quản với tuổi, thời gian mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ: hút thuốc, sử dụng NSAIDS, thuốc chẹn kênh Calci, BMI.
- Có sự liên quan giữa mức độ của tổn thương thực quản với điểm GERD-Q.
- Không có sự liên quan giữa mức độ tổn thương thực quản với tình trạng nhiễm H.Pylori.
1.3. Những kết quả, lợi ích đạt được sau khi áp dụng sáng kiến
Đề tài mô tả được đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi ở bệnh nhân GERD. Đặc biệt là bảng điểm GERD-Q với điểm từ 8 đến 10 chiếm tỉ lệ cao nhất có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổn thương thực quản theo phân loại Los- Angeles với tuổi thời gian mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ: hút thuốc, sử dụng NSAiDs, thuốc chẹn kênh Canxi, BMI, đặc biệt có sự liên quan giữa mức độ tổn thương thực quản với điểm GERD. Điểm GERD- Q càng cao thì tổn thương thực quản càng nặng.
2. Tính mới của sáng kiến
Đây là đề tài về trào ngược dạ dày thực quản được thực hiện đầu tiên tại TTYT Tp. Quy Nhơn. Sau khi hoàn thành đề tài chúng tôi nhận thấy có những điểm mới như sau:
Ở những cơ sở có trang bị nội soi dạ dày, khi khám lâm sàng thì dựa vào thang điểm GERD-Q, nếu GERD ≥ 6 thì cho chỉ định nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, để đánh giá tổn thương thực quản theo phân loạn Los-Angeles. Ở những bệnh nhân chống chỉ định nội soi dạ dày hoặc những cơ sở khám chữa bệnh không có trang bị nội soi dạ dày, thì đánh giá kỹ về lâm sàng như tuổi, thời giam mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ, BMI và đặc biệt là áp dụng thang điểm GERD-Q từ đó tiên lượng mức độ tổn thương của thực quản để có hướng điều trị thích hợp.
3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến
Nội soi dạ dày tá tràng là phương tiện cận lâm sàng ngày nay đã trở nên phổ biến, thường quy để chẩn đoán các bệnh về thực quản, dạ dày, tá tràng. Do vậy đối với những cơ sở khám chữa bệnh có trang bị nội soi dạ dày cần khám lâm sàng dựa vào thang điểm GERD và cho chỉ định nội soi thực quản, dạ dày kịp thời để phát hiện sớm tổn thương thược quản và có hướng điều trị thích hợp.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Bảng điểm GERD-Q
- Hệ thống nội soi dạ dày tá tràng, phương tiện làm Clotest
- Phân loại tổn thương thực quản theo Los- Angeles, các tổn thương dạ dày, tá tràng, kèm theo
5. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của đơn vị:
Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có thể gây ra những biến chứng nặng nề kể cả ung thư thực quản. Kết quả của đề tài thu được là sử dụng bảng điểm GERD-Q để có chỉ định nội soi dạ dày sớm và thích hợp để phát hiện sớm tổn thương thực quản, cũng như tiên lượng mức độ nặng của tổn thương thực quản để có hướng điều trị thích hợp. Đem lại chất lượng cuộc sống và khả năng lao động cho người bệnh, cũng như giảm chi phí điều trị cho người bệnh và của xã hội. Góp phần vào việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Đề tài có khả năng được đưa vào áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh có trang bị nội soi dạ dày trong toàn tỉnh.
Tác giả: BsCKII. Nguyễn Đình Hoài
CN. Lương Thành Nhân